Khuynh hướng phát triển Trường_Đại_học_Hà_Nội

Với phương châm mở rộng quy mô, đa dạng hóa loại hình đào tạo đi đôi với nâng cao chất lượng đào tạo, Trường Đại học Hà Nội từng bước tiếp cận công nghệ giáo dục tiên tiến của các nước phát triển, cải tiến nội dung và phương pháp đào tạo nhằm tăng cường trang bị cho người học kỹ năng làm việc, kỹ năng vận dụng sáng tạo kiến thức chuyên môn và khả năng thích ứng với môi trường hoạt động nghề nghiệp trong tương lai. Chính vì vậy, mục tiêu đào tạo không chỉ nhằm trang bị cho người học kiến thức mà còn coi trọng định hướng phát triển năng lực làm việc cho sinh viên. Hiện tại có khoảng 22.000 sinh viên và trên 300 học viên sau đại học đang theo học tại trường. Tỉ lệ sinh viên đạt loại khá, giỏi hàng năm chiếm trên 70%, tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp nhận được việc làm đạt 90% (theo số liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới năm 2003-2004)[cần dẫn nguồn].

Giai đoạn 2004-2020, trường tập trung phát triển các ngành đào tạo chính quy, hoàn thành chương trình đào tạo đa ngành, tiếp tục bồi dưỡng ngoại ngữ cho lưu học sinh nước ngoài; mở rộng các loại hình đào tạo như tại chức, từ xa, ngoại ngữ chuyên ngành; phát triển đào tạo sau đại học gồm đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ; đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, nâng cao chất lượng và uy tín của Tạp chí khoa học ngoại ngữ; mở rộng giao lưu quan hệ quốc tế thông qua các chương trình hợp tác đào tạo, trao đổi giáo viên và sinh viên.

Liên quan

Trường Trung học phổ thông Chu Văn An, Hà Nội Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội – Amsterdam Trường Đại học Ngoại thương Trường Đại học Cần Thơ Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Trường Chinh Trường Đại học Duy Tân Trường Trung học phổ thông chuyên, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Trường Trung học phổ thông Nguyễn Thị Minh Khai Trường Đại học Mỏ – Địa chất